“Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ 16 và là thiên tiêu biểu trong tập sáng tác này. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình".
I. Tác giả Nguyễn Dữ:
- Nguyễn Dữ có tên phiên âm là Nguyễn Tự (?-?), là một danh sĩ sống vào năm 1745, thời Lê đại. Ông là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm, là người học rộng, tài cao, am hiểu văn chương. Tác phẩm tiêu biểu của ông là "Truyền kỳ mạn lục" – được đánh giá là thiên cổ kì bút.
II. Tác phẩm: "chuyện người con gái Nam Xương"
1. Xuất xứ:
- Chuyện người con gái Nam Xương là thiên truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của Truyền kỳ mạn lục.
- Nguồn gốc của truyện bắt nguồn từ một truyện cổ tích dân gian tên là Vợ chàng Trương.
2. phân tích tác phẩm:
a. Mở bài:
- Nguyễn Dữ là gương mặt nổi bật của văn học Việt Nam thế kỉ XVI. với tập truyện ngắn "Truyện kì mạn lục" ông thực sự đã mang lại cho nền văn học dân tộc một áng văn chương xứng đáng là "Thiên cổ kì bút"
- “Chuyện người con gái Nam Xương” là thiên thứ 16 và là thiên tiêu biểu trong tập sáng tác này. Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, “Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ
b.Thân bài.
b1. giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực:
- Tác phẩm tố cáo xã hội phong kiến bất công, thối nát, chiến tranh liên miên, gây đau thương tang tóc cho dân lành (nguyễn dữ mượn chuyện xưa để nói lên chuyện thời ông đang sống)
+ Chàng Trương đang sống êm ấm bên vợ trẻ, con thơ, buộc phải đi lính xa nhà dấn thân vào chốn nguy hiểm. Cuộc chia tay giữa chàng và gia đình âu lo phiền muộn (lời dặn của mẹ già,vợ trẻ)
+ Mẹ già nhớ thương, sầu não lâm bệnh nặng rồi qua đời,người vợ phải 1 mình ghánh vác mọi chuyện nặng nhọc,vất vả.
+ tình cảnh dân chúng chạy nạn bị đắm thuyền chết đuối rất thương tâm - Người phụ nữ là nạn nhân của lễ giáo phong kiến bất công,vô lý.
+ Vũ Thị Thiết 1 lòng 1 dạ chờ chồng, nuôi con, chỉ vì 1 chuyện hiểu lầm và sự nghi ngờ của chồng mà nàng phải tìm đến cái chết thảm thương để minh oan cho mình.
+ Trương Sinh lấy quyền làm chồng lấn át vợ, không cho vợ minh oan, không đếm xỉa gì đến công lao và tiết hạnh của vợ, đẩy nàng đến cái chết thảm thương.
+Hiểu ra sự thật,Trương Sinh ân hận nhưng đã muộn. Vũ Nương được giải oan nhưng không thể trở lại cõi trốn để xum họp với chồng con.
* giá trị nhân đạo:
- Tác phẩm đề cao, ca ngợi phẩm hạnh cao quý của người phụ nữ qua hình ảnh Vũ Nương
+ Đảm đang:
- Chồng ra trận, thay chồng ghánh vác việc nhà, nuôi mẹ già, con dại.
+Hiếu thảo:
-Tôn kính mẹ chồng, hết lòng chăm sóc khi mẹ ốm đau.Mẹ chồng mất, lo ma chay, tế lế thờ cúng tử tế, chu toàn như đối với cha mẹ đẻ.
+ Chung thủy:
-Trong những năm tháng xa cách, một lòng một dạ chờ chồng giữ gìn phẩm giá trong sạch, không để mang tai tiếng
-Chồng về, bị nghi oan, nàng hết cách minh oan nhưng không được đành lấy cái chết để giải oan, trước khi chết, nàng có một lời nguyền. Sau khi chết lời nguyền ấy đã thành hiện thực. Mối oan tình của nàng đã được giải phẩm hạnh của nàng càng sáng ngời.
b2. giá trị nghệ thuật:
- Tác phẩm thành công với nghệ thuật dưng truyện
+ Kịch tính trong truyện: Bất ngờ, ồn dập, gây cuốn hút với người đọc tình huống căng thẳng làm nền cho nhân vật bộc lộ rõ tính cách.
+ Đỉnh điểm mâu thuẫn cũng lại là một câu nói (nhắc lại câu đùa hàng đêm của Vũ Nương với người con "cha Đản lại đến kìa")
- Ngôn ngữ nhân vật phản ánh rất đúng tâm trạng nhân vật Vũ Nương: thật thà, trung hậu, tha thiết, đau buồn, tin tưởng...
- Yếu tố hoang đường kì ảo quanh cái chết của Vũ Nương, gây ấn tượng sâu sắc đến người đọc.
3. Kết bài:
- Chuyện người con gái Nam Xương là một truyện hay, thông qua câu truyện tình ngang trái và nỗi oan khuất của Vũ Nương,nhà văn lên án chế độ phong kiến tàn ác, bất công đã gây bao đau khổ cho con người nhất là người phụ nữ.
- Truyện là một bài học nhân sinh sâu sắc về quan hệ gia đình,vợ chồng và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người vợ hiền thục,đảm đang,chung thủy.
No comments:
Post a Comment