HƯỚNG DẪN CHUNG :
1. Yêu cầu
về kiến thức: Học sinh cần trình bày một số ý chính sau:
a. Giải thích vấn đề cần nghị luận:
- câu nói khẳng định tình
yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm cao đẹp nhất, thiêng liêng nhất của
mỗi người; cần lên án những kẻ không biết trân trọng, nâng niu, giữ gìn tình
cảm đó.
b. Luận bàn về vấn đề nghị luận:
- Khẳng định câu nói của A-mi- xi là hoàn toàn
đúng .
+ Cha mẹ là người sinh thành ra ta, là người đã
ban cho ta hình hài máu mủ,
+ là người phải thức khuya dậy sớm một nắng hai
sương, cày sâu cuốc bẫm, vất vả cực nhọc, khó khăn để nuôi dưỡng, dạy dỗ chúng
ta trưởng thành.
+ Cha mẹ là
người yêu thương con nhất, luôn dành cho con những điều tót đẹp nhất.
+ Cha mẹ là người thầy đâu tiên của ta: tập cho ta
những bước đi đàu tiên, dạy cho ta những bài học đầu đời
+ Cha mẹ còn là ...................
+ Cha mẹ là người có thể hi sinh tính mạng vì ta:
(Dẫn chứng)
=> chính vì vậy đối với mỗi người, tình yêu
thương kính trọng cha mẹ là tình cảm tốt đẹp và thiêng liêng. Đó là tình cảm
nhân bản. cội nguồn.
- Ý nghĩa
của tình cảm đó với mỗi người:
+ đem đến niềm vui, hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống
cho cha mẹ, tiếp thêm sức mạnh, động lực, niềm tin để mỗi người con có thể vượt
qua khó khắn, cạm bẫy, hoàn thiện nhân cách.
* biểu hiện:
- Nhưng yêu
thương kính trọng cha mẹ không thể chỉ là lời nói xuông, đầu môi cuối lưỡi mà
phải được thể hiện bằng những việc làm và hành động cụ thể:
+ Biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng cha
mẹ: một ánh mắt, nụ cưới, lời nói quan tâm, những việc làm cụ thể, thiết
thực... ( dẫn chứng)
+ Người nào không yêu thương, kính trọng cha mẹ
không thể có nhân cách và phẩm chất tốt đẹp. Đó là những kẻ bị lên án, khinh
bỉ.
* Phê
phán những người con bất hiếu, ngược đãi cha mẹ( dẫn chứng) cần lên án, phê
phán.
c. Bài học nhân thức và hành động:
cảm nhận sâu sắc tấm lòng cha mẹ, thể hiện tình
cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ bằng nhiều việc làm...
mở bài
ReplyDelete