Thursday, June 9, 2016

ĐỀ THI VÀO LỚP 10 MÔN NGỮ VĂN NĂM 2016 MỚI NHẤT

NĂM 2016 

Thời gian: 120’

Câu 1: ( 1điểm) Tìm câu văn chứa hàm ý trong đoạn trích dưới đây và cho biết nội dung của hàm ý?
" Tôi lên tiếng mở đường cho nó: 
- Cháu phải gọi "Ba chắt nước dùm con", phải nói như vây?. 
Nó như không để ý đến câu nói của tôi, nó lại kêu lên:
- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!
Anh Sáu cứ vẫn ngồi im."
("Chiếc lược ngà" - Nguyễn Quang Sáng"

Câu 2 ( 1điểm): Tìm lời dẫn trong khổ thơ sau và cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
(Vũ Đình Liên, Ông đồ)

Câu 3: ( 3 điểm): Suy nghĩ của em về đức hy sinh của con người trong cuộc sống.

Câu 4:(5điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“…Thình lình đèn điện tắt
Phòng buy-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ 
Đột ngột vằng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt 
Có cái gì dưng dưng
Như là đồng là bể
Như là song là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình”
                               ( Trích “Ánh Trăng” – Nguyễn Duy)


Câu 1: (Mỗi ý 0,5 điểm)
- Câu chứa hàm ý: “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”
- Nội dung hàm ý:
- Bé Thu muốn nhờ ông Sáu chắt nước để nồi cơm khỏi bị nhão, nhưng không chịu nói tiếng “ba’ vì không muốn thừa nhận ông Sáu là ba của mình.

Câu 2: Mỗi ý 0,5 điểm
- Lời dẫn trong đoạn trích là:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”.
- Đây là lời dẫn trực tiếp.

Câu 3: (3điểm):
a. Yêu cầu về kĩ năng: 0.5 điểm
- Biết cách làm bài nghị luận xã hội
- Bài làm có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, toàn bài không sai quá hai lỗi diễn đạt, chính tả.

b. Yêu cầu về kiến thức:
* Mở bài:
- Giới thiệu về đức hi sinh: Một trong những phẩm chất cao đẹp của con người là đức hi sinh.
* Thân bài:
- Giải thích khái niệm: Thế nào là đức hi sinh.
+ Đức hi sinh là phẩm chất tốt đẹp , tự nguyện nhận phần thiệt thòi , mất mát lớn lao nào đó vì mục đích, lí tưởng tình cảm cao đẹp. Đức hi sinh còn hi sinh cả thời gian, tình mạng của mình cho người khác 
- Nêu ý nghĩa tác dụng của đức hy sinh. 
+ Đức hi sinh là một phẩm chất cao quý của con người. Hi sinh là thước đo đánh giá phẩm chất của con người. 
+ Người có đức hi sinh luôn được mọi người ghi nhớ công ơn đã góp phần đem lại cho đất nước phát triển . 
+ Hành động trên nền tảng của đức hi sinh tạo nên những hình ảnh đẹp, đánh thức trong chúng ta những tình cảm cao thượng, khơi dậy tình yêu sâu sắc đối với con người và cuộc sống. Đức hi sinh sẽ làm cho con người trở nên vĩ đại hơn, trở nên lớn dậy “làm người”…
- Biểu hiện của đức hi sinh
+Cha mẹ hi sinh vì con cái, anh chị hi sinh cho em..
+ Gương hi sinh còn được thể hiện trong những tình huống phong phú của cuộc sống. 
+ Trong thời chiến :
+ Bao nhiêu chiến sĩ vô danh đã hi sinh trong trận chiến chống xâm lược từ thời bắc thuộc, thời phong kiến độc lập tự chủ, thời chống Pháp, thời chống Mỹ để đất nước ta có được hòa bình và độc lập.
+ Hàng vạn chiến sĩ, thanh niên xung phong đã hi sinh cả thời tuổi trẻ của mình, đã đi mãi không về để bảo vệ đất nước, quê hương.
+ Người đời đã ghi nhớ, khắc tên biết bao nhiêu người đã dũng cảm hi sinh vì lợi ích của đất nước (dẫn chứng)
+ Trong thời bình :
+ Hàng triệu người đã âm thầm hi sinh trong việc đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại:
+ Hình ảnh nhà khoa học suốt đời cặm cụi trong phòng thí nghiệm, 
+ các thầy cô giáo suốt đời tận tụy vì thế hệ tương lai.
+ Những công nhân vệ sinh đêm đêm quét rác cho thành phố sạch đẹp… 
+ Trong một gia đình nghèo, đôi khi anh chị phải hi sinh nghỉ học để cho em mình được đi học……
+ Ngày nay đất nước hòa bình thống nhất, nhiều chiến sĩ công an vẫn làm việc ngày đêm không nghỉ ngơi để đảm bảo trật tự an ninh xã hội cho nhân dân. Họ là những người làm việc thầm lặng, hi sinh quyền lợi của mình cho mọi người 
+ Và còn vô vàn những con người đã thầm lặng hi sinh cho đồng loại, cho thiên nhiên và cho môi trường sống mà chúng ta không hề hay biết…
- Phê phán:
+ Tuy nhiên trong xã hội bên cạnh đó, cũng có những con người ích kỉ lúc nào cũng khư khư giữ lấy cho bản thân mình của riêng, ko chịu sẻ chia cho bất cứ ai. những người đó chính là những mầm họa cho sự đoàn kết, tinh thần tương trợ của dân tộc, của xã hội.
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Rút ra bài học
+ Hành động của bản thân.
c. Kết luận:
- Khái quát ý nghĩa của đức hy sinh.

Câu 4: (5điểm):
a, Yêu cầu kỹ năng.
- Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ.
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn thơ

* Thân bài:
- Nêu xuất xứ của đoạn thơ: Trích phần cuối bài thơ “Ánh trăng”
- Nêu nội dung của đoạn:
+ Đoạn thơ thể hiện sự thức tỉnh của người lính sau những năm dài sống là kẻ ăn ở bạc.
+ Đoạn thơ gợi nhắc ở người đọc đạo lý uống nước nhớ nguồn, ân nghĩa thủy chung với quá khứ.
* Cảm nhận nội dung của đoạn thơ:
- Luận điểm 1: Những biến thiên bất ngờ của đời người.
“…Thình lình đèn điện tắt
Phòng buy-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ 
Đột ngột vằng trăng tròn”
+ Từ láy “thình lình” miêu tả một trạng thái , yếu tố bất ngờ. Ánh điện rực rỡ, chói lóa bỗng dưng không còn nữa. Người lính rơi vào trạng thái ngột ngạt, hoảng hốt, mất phương hướng. Ý nghĩa ẩn dụ sau hình ảnh “ điện tắt, Phòng buyn-đinh tối om” chính là lối sống xa hoa , phù phiếm bỗng dưng biến mất. Sự chới với, hốt hoảng khi mất đi cuộc sống xa hoa đã khiến người lính phải vội vàng hành động vội bật tung cửa sổ để đi tìm nguồn sáng.
+ Cụm động từ “ vội bật tung” đã diễn tả sự hoảng loạn, vội vã gáp gáp của người lính khi đi tìm ánh sáng. Và trong cuộc hành trình vội vã ấy, khi cánh cửa số được bật tung ra, thì đột ngột vằng trăng tròn.
+ Đột ngột hiện ra cũng bất ngờ như khi thình lình điện tắt. Hai từ láy diễn tả hai trạng thái cảm xúc, cho thấy cuộc đời con người không ai đoán trước được . Như dòng sông đời người là một chuỗi dài nhưng quanh co, uốn khúc và chính những khúc quanh ấy khiến con người trưởng thành hơn, giúp anh nhận ra cái gì là quan trọng là gắn bó với anh trong suốt hành trình dài rộng cuộc đời
+ Vầng trăng tròn vàng thắm hiện ra bên khung cửa sổ khiến anh nhận ra một chân lý giản đơn mà sâu sắc: Cái tồn tại mãi mãi với thời gian, cái giá trị đích thực của đời người không phải là vinh hoa phú quý, địa vị giàu sang mà chính là tinh cảm, tình nghĩa con người

- Luận điểm 2: Sự thức tỉnh lương tâm của người lính:

"Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
Như là đồng là bể
Như là sông là rừng”

- Hai chữ “mặt” trong một câu thơ là hai tấm lòng đang đối diện: mặt trăng và mặt người. Hay chính là con người đang đối diện với chính lòng mình, với cái phần ân tình quá khứ mà mình đã vô tình lãng quên.

- Có cái gì đó trào dâng lên trong lòng người, rưng rưng, cay xè và giọt lệ như sắp tuôn trào bên hàng mi. Nhà văn Nam Cao đã từng nói rất đúng rằng:“Nước mắt là tấm kính biến hình của vũ trụ” Nước mắt có thể thanh lọc tâm hồn con người, khi nào người ta còn biết khóc là khi họ còn có một trái tim, một tấm lòng để rung động và để yêu thương. 

- Cái tốt lành trong sáng đã hé nở trong hai chữa “rưng rưng” nao lòng người ấy. Người lính gặp lại ánh trăng như gặp lại một không gian tình nghĩa, những kỉ niệm ngày nào tưởng chết đi nay sống lại vẹn nguyên trong kí ức. Đó là những kỉ niệm sống gắn bó với đồng, với sông, với rừng, với biển, về những nơi anh đã từng đi qua những miền đất anh đã từng chiến đấu thậm chí là đa từng để lại một phần thân thể và xương thịt của mình.

- Luận điểm 3: Suy ngẫm về đạo lý ân nghĩa thủy chung với quá khứ.

‘ Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”

+ “ trăng tòn vành vạnh” là vầng trăng rằm, vầng trăng viên mãn.
+ là hình ảnh ẩn dụ biểu thị: Cho dù cuộc sống có thay đổi, con người cũng thay đổi nhưng trăng thì không hề thay đổi. 
+ Từ “cứ” là sự lặp lại, là sự vĩnh hằng và sự bất biến của trăng. Trăng mãi mãi thủy chung , nhân hậu vói con người. 

+ Trăng bao dung nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc, trong thái độ “im phăng phắc” hay đó là sự nghiêm khắc của tác giả với chính mình, sự nghiêm khắc của một con người có lương tâm, biết giật mình phản tỉnh.

+ Cái giật mình ở cuối bài thơ mang một ý nghĩa sâu sắc đậm chất triết lý nhân bản. Giây phút đối diện với trăng là thời khắc nhà thơ ngộ ra lẽ sống và hoàn thiện mình:con người cần sống có trước có sau,có tình có nghĩa để không bao giờ phải giật mình day dứt về những năm tháng vô tình hờ hững đã qua. 
+ Sống là phải ân nghĩa thủy chung với quá khứ, biết giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, triết lý trong ánh trăng là lời nhắc nhở chúng ta về đạo nghĩa uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây.
* Cảm nhận về đặc sắc nghệ thuật.
- Thể thơ 5 chữ kết hợp tự sự, trữ tình và bình luận
- ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên
- Giọng điệu tâm tình, tha thiết.
- Sử dụng thành công nhiều biện pháp nghệ thuật: Nhân hoa. ẩn dụ..

c. Kết luận:
- Khái quát giá trị nội dung nghệ thuật của đoạn thơ
- Ý nghĩa giáo dục của đoạn thơ đối với người đọc

No comments:

Post a Comment