Thời gian : 120'
Câu 1:(1 điểm) Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau đây:
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Câu 2: (1 điểm): Đọc các câu sau đây và chỉ ra và gọi tên các thành phần biệt lập có trong câu:
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
( Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long)
Câu 3:(3điểm) Từ ý thơ:
“ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”
(Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” – Phàm Tiến Duật)
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về lý tưởng sống của thanh niên thời đại Hồ Chí Minh và lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay.
Câu 4. (5,0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
"... Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lướt vây giăng
Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long...."
(Trích: Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận- SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 140, NXB Giáo dục, 2006)
b. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ: 0,5điểm
Câu 2: (1điểm): Các thành phần biệt lập trong đoạn trích là:
a. Có lẽ: Thành phần tình thái: 0,5điểm
b. Chao ôi: Thành phần cảm thán: 0,5 điểm
Câu 3: ( 3điểm)
a. yêu cầu về kĩ năng: 0.5 điểm
- Bài làm có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, toàn bài không sai quá hai lỗi diễn đạt, chính tả.
b. Yêu cầu về kiến thức:
* Mở bài: 0,25 điểm
- Giới thiệu vấn đề nghị luận
- Trích dẫn hai câu thơ
* Thân bài: (2 điểm)
- Nêu xuất xứ đoạn thơ và nội dung của nó: 0,25điểm
+ Hai câu thơ trích từ bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật.
+ Hai câu thơ đã khái quát lý tưởng sống của các chiến sỹ lái xe Trường Sơn thời chống Mỹ. Mục đích chiến đấu của các anh là vì giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.
- Giải thích khái niệm về lý tưởng sống: 0,25 điểm
+ Con người ai trong cuộc đời cũng có ước mơ khát vọng, hoài bão, khi ước mơ hoài bão, khát vọng cao đẹp, hướng thiện vì cộng đồng thì nó trở thành lý tưởng sống, Vậy lý tưởng sống là mục đích sống cao đẹp cuarcon người.
- Trình bày lý tưởng sống của thanh niên thời đại Hồ Chí Minh: 0,5 điểm
+ Thanh niên thời đại HCM sống trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân đế quốc xâm lược.
+ Lý tưởng sống của họ là: " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai".
+ Họ ra đi để giành lại độc lập tự do cho dân tộc, họ không tiếc máu xương nguyện dâng hiến hết lòng cho tổ quốc.
+ Tên tuổi của họ đã được khắc ghi vào lịch sử:Võ Thị Sáu. La Văn Cầu, Lê Anh Xuân, Phan Đình Giót...
+ Họ đã tạc nên dáng đứng Việt Nam.
- Lý tưởng sống của thanh niên thời đại ngày nay: 0,5 điểm
+ Ngày nay đất nước đã hòa bình, lý tưởng sống của thanh niên: học tập để xây dựng đất nước giàu mạnh
+ Nâng cao ý thức cảnh giác trước âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch
- Bàn luận mở rộng: (0.25đ)
+Dù là thanh niên thời đại HCM hay thanh niên thời đại ngày nay thì cần xác định được lý tưởng sống đúng đắn, cao đẹp. vì thanh niên là lực lượng nòng cốt của xã hội có ý nghĩa quyết định đến sự hưng vong của một quốc gia..
- Phê phán lối sống sống không có lý tưởng, hoặc mục đích sống hẹp hòi, ích kỉ.. (0,25điểm)
- Phê phán lối sống sống không có lý tưởng, hoặc mục đích sống hẹp hòi, ích kỉ.. (0,25điểm)
- Bài học nhận thức và hành động ( 0,25đ)
+ Mỗi học sinh cần xác định lý tưởng sống cho mình và xây dựng kế hoạch để thực hiện lý tướng sống ấy.
* Kết bài:
- Khái quát nghĩa tác dụng của lý tưởng sống
Câu 4: (5,0 điểm)
a. Yêu cầu về kỹ năng: (0,5 điểm)
- Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, chữ viết cẩn thận.
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể có những cách cảm nhận khác nhau nhưng cần đảm bảo một số nội dung cơ bản sau:( 4,5 điểm)
* Mở bài:(0,5đ)
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ.
* Thân bài: Cảm nhận được vẻ đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
- Về nội dung: 3đ
- Cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên:
+ Con người lãng mạn, bay bổng và hài hoà với thiên nhiên kì vĩ: lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng.
+ Con người mang tư thế khoẻ khoắn, kiêu hãnh, mang tầm vóc lớn lao của người chinh phục và làm chủ thiên nhiên: đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên:
+ Thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, có sự giao hòa giữa trời cao và biển rộng: gió, trăng, mây cao, biển bằng, đêm thở, sao lùa.
+ Biển Việt Nam giàu có với rất nhiều loài cá được giọi tên: Chim, thu, nhụ, đé, song. Biển là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
+ Biển đẹp đẽ, lung linh như một bức tranh sơn mài nhiều màu sắc, âm thanh, đường nét hình khối sống động: sắc màu huyền ảo của đêm trăng, vẻ rực rỡ, lấp lánh của trăng, sao, màu đen, hồng của cá song tạo nên một bức tranh sống động.
- Đánh giá: Qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, Huy Cận bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với con người, với đất nước Việt Nam và niềm vui trước cuộc sống mới đang thay da đổi thịt: Thời kì Miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa.
- Về nghệ thuật: 1đ
Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:
+ Hình ảnh thơ kì vĩ, sống động, giàu sắc màu.
+ Biện pháp nghệ thuật linh hoạt, hiệu quả: nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, phóng đại.
+ Bút pháp vừa tả thực, vừa lãng mạn bay bổng.
+ Sự kết hợp hài hòa hai nguồn cảm hứng về thiên nhiên và con người lao động.
* Kết luận: 0,5đ
- Khái quát giá trị nghệ thuật, nội dung của đoạn thơ
- Giá trị của đoạn thơ đối với người đọc
No comments:
Post a Comment